Các loại hạt cà phê: Cách nhận biết, phân biệt và bảo quản lâu dài

Mỗi loại hạt cà phê khác nhau sẽ mang đến những hương vị đặc trưng riêng. Phân biệt các loại hạt cà phê, hạt cafe là bí quyết để điều chỉnh nhiệt độ rang hợp lý cũng như cách phối trộn để đem lại những hương vị độc đáo, phù hợp với sở thích riêng của từng người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin những loại hạt cà phê phổ biến hiện nay và cách để nhận biết chúng chính xác nhất.

1. Cách nhận biết các loại hạt cà phê

1.1. Hạt cà phê Robusta

hạt cà phê
Hạt cà phê Robusta.

Robusta là loại cà phê được trồng nhiều nhất tại Việt Nam, phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, … Robusta có tỷ trọng lớn lên đến 80 – 90% tổng sản lượng cà phê hạt rang.

Cà phê Robusta có hàm lượng cafein cao, vị đắng, hương thơm nhẹ nhàng, không có vị chua. Đây là dòng cà phê được người dùng Việt Nam ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, ở phương Tây lại ít sử dụng loại cà phê này.

Cà phê Robusta có kích thước nhỏ hơn Arabica, hình dạng Elip tròn, 1 trái gồm 2 hạt cà phê. Loại cà phê này rất dễ trồng, chống chịu tốt, năng suất cao nên rất được người nông dân Việt Nam lựa chọn để canh tác. Đặc biệt, cà phê Robusta có thể chế biến trực tiếp mà không cần lên men như các loại cà phê khác.

1.2. Hạt cà phê Moka

các loại cà phê hạt
Hạt cà phê Moka.

Cà phê Moka được mệnh danh là “Nữ hoàng cà phê”. Đây là dòng cà phê cao cấp có mùi hương quyến rũ, đặc trưng. Dòng cà phê Moka khó trồng và đòi hỏi điều kiện môi trường, canh tác kỹ lưỡng hơn những loại cà phê khác. Do vậy, những người nông dân thường ít trồng loại cà phê này. Bù lại, giá hạt cà phê Moka có giá gấp 2 đến 3 lần so với cà phê Robusta.

Cà phê Moka phù hợp với những khu vực cao hơn 800 mét so với mực nước biển. Vị trí càng cao thì hương vị của cà phê càng thơm ngon. Ở Việt Nam, cà phê Moka Cầu Đất, Đà Lạt là vùng trồng nổi tiếng nhất. Với độ cao hơn 1400 mét, cà phê Moka Cầu Đất có hương thơm đặc trưng, thu hút thực khách khi đến thăm vùng đất này.

1.3. Hạt cà phê Arabica

phân biệt các loại hạt cà phê
Cà phê Arabica.

Cà phê Arabica hay còn được gọi là cà phê chè được trồng phổ biến ở những khu vực có độ cao trên 800 mét. Hạt cà phê Arabica có hình Elip, phía giữa là rãnh uốn lượn. Ở công đoạn chế biến, cà phê Arabica cần phải được lên men. Chính vì vậy, khi uống bạn sẽ cảm thấy cà phê có vị chua thanh nhè nhẹ. Nước cà phê có màu nâu nhạt, vị đắng, hương nồng.

Loại cà phê này có mức giá tương đối cao trên thị trường hiện nay và được nhà nước khuyến khích đẩy mạnh trồng trọt. Những người dân ở châu Âu, châu Mỹ rất chuộng loại cà phê này.

1.4. Hạt cà phê Culi

phân loại hạt cà phê
Cà phê Culi.

Hạt cà phê Culi có hình dáng tròn độc đáo, hương vị đậm, hàm lượng cafein cao. Đây là thức uống yêu thích của những quý ông sành cà phê. Cà phê Culi thường được canh tác ở những vùng có đất đỏ Bazan. 

Đặc điểm của hạt cà phê Culi là có vị đắng gắt, mạnh, hương thơm say đắm. Màu nước khi pha có màu đen sánh cùng hàm lượng cafein cao giúp người thưởng thức có cảm giác minh mẫn và tỉnh táo tức thì.

1.5. Hạt Cherry

Cà phê Cherry hay còn được biết đến với cái tên là cà phê mít, phân loại hạt cà phê Cherry gồm 2 loại chính là: Liberia và Excelsa. Loại hạt cà phê này không được ưa chuộng do hạt không đều, mùi hương không ổn định. Tuy nhiên, cà phê sinh trưởng rất khỏe, dễ chăm sóc, nên thường được nông dân tận dụng để trồng ở những vùng đất khô, nắng ở cao nguyên.

Hạt cà phê Cherry có màu vàng đẹp mắt, hương vị rất mạnh, đậm mùi nắng gió, vị khác so với những loại cà phê khác. Hạt cà phê Cherry có vị chua thoang thoảng cùng vị đắng nhẹ, rất được phụ nữ ưa chuộng.

2. Giá các loại hạt cà phê

Giá các loại cà phê hạt sẽ biến động theo thị trường thế giới, loại cà phê và các khu vực khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá bán chung được chúng tôi tổng hợp dưới đây:

  • Giá hạt cà phê Robusta sàn 16 – 18: 150.000 – 180.000/ Kg.
  • Giá hạt cà phê Arabica sàn 16 – 18: 200.000 – 280.000/ Kg.
  • Giá hạt cà phê Moka: 400.000 – 800.000/ Kg.
  • Giá hạt cà phê Culi nhỉnh hơn hạt thường: 20.000 – 30.000/ Kg.

3. Cách bảo quản chuẩn

Phân biệt các loại hạt cà phê, hạt cafe
Hướng dẫn bảo quản cà phê.

Hạt cà phê sau khi rang nên để 12 – 24 giờ mới nên thưởng thức.

Nếu bạn uống ngay, cà phê sẽ nhạt, ít đậm đà, vì hạt cần thời gian để trao đổi khí nhằm tạo ra khí Carbon Dioxide. Tuy nhiên, cà phê sau 14 ngày sẽ bắt đầu giảm chất lượng và không còn được tươi mới nữa.

Để bảo quản cà phê tốt nhất, bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: Không khí, nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng. Bảo quản cà phê tốt nhất trong những lọ thủy tinh đậy kín, mặt kính mờ đục nhằm giảm ánh sáng trực tiếp. Cà phê nên để nơi thoáng mát tránh nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao. 

Nếu không, bạn có thể bảo quản cà phê trong túi Zipper tiện lợi và dễ dàng di chuyển hơn. 

Nếu bạn muốn cà phê bảo quản được hơn 1 tháng, bạn có thể để cà phê trong túi Zipper và gói bên ngoài bằng giấy bạc rồi cho vào tủ đông lạnh. Cách này phù hợp với những ai muốn bảo quản lượng cà phê lớn mà chưa dùng đến. Cà phê đã lấy ra khỏi tủ đông rồi thì không nên bỏ vào tủ đông lại.

Khi bảo quản cần phân biệt các loại hạt cà phê khác nhau và không nên bảo quản chung.

Hạt cà phê là loại hạt có giá trị cao với hương vị đặc trưng, thơm ngon. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Dr. Muối sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân loại hạt cà phê và tìm được cho mình loại phù hợp.