Trong thời gian mang thai, bà bầu bị đau răng là vấn đề rất hay gặp phải. Do sự thay đổi nội tiết tố, nướu răng của mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm dù chỉ chịu tác động nhẹ. Vậy bà bầu bị đau răng phải làm sao? Tham khảo ngay 7 cách chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. Liệu mang thai có thể gây đau răng?
Mang thai là thời kỳ nội tiết tố (hormone) trong cơ thể thay đổi nhiều nhất, thực sự có khả năng dẫn đến một số vấn đề liên quan đến răng nướu. Nội tiết tố trong cơ thể người mẹ thay đổi cũng như nhu cầu canxi của bào thai làm cơ thể mẹ bầu yếu ớt, trong đó có răng miệng. Vì vậy trong thời kỳ mang thai, để tránh xa tất cả các vấn đề nha khoa, phụ nữ mang thai cần:
- Bổ sung đầy đủ canxi cho cả mẹ và bé.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt.
- Đến gặp nha sĩ đúng kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng.
2. Các nguyên nhân dẫn đến đau răng ở mẹ bầu
Đối với trường hợp bà bầu đau răng, có một số nguyên nhân thường thấy dưới đây:
2.1 Đau răng do ốm nghén
Ốm nghén có thể là một trong những lý do khiến bà bầu bị đau răng. Axit dạ dày trào đến khoang miệng làm sâu răng phát triển. Từ đó dẫn đến đau răng.
2.2 Do rối loạn hormone
Nướu răng dễ bị viêm hơn khi nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn do thời kỳ mang thai. Từ đó phát sinh các vấn đề về răng nướu.
2.3 Chế độ ăn hằng ngày
Trong giai đoạn mang thai, bạn không chỉ phải cung cấp đủ chất cho cơ thể mà còn phải cung cấp cho cả em bé trong bụng. Vì vậy để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu cần thay đổi một số thói quen ăn uống hàng ngày. Cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất giúp răng nướu khỏe hơn. Ví dụ như tăng thêm rau xanh, trái cây hoặc thêm sữa trong bữa ăn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đồ ngọt cũng dễ làm hư răng miệng nên cần chọn loại sữa thích hợp cho bà bầu.
2.4 Thiếu hụt Canxi
Trong thời kỳ mang thai, lượng canxi mà cơ thể cần hấp thu lớn hơn bình thường. Điều này do không chỉ cơ thể người mẹ cần mà cả thai nhi cũng cần dưỡng chất này để phát triển cơ thể. Do đó nếu không hấp thu đủ canxi, cơ thể bạn sẽ tự động lấy đi phần canxi có sẵn trong cơ thể để lấp vào chỗ thiếu hụt. Mà khu vực dồi dào nhất chính là răng. Vì thế các cơn đau răng sẽ phát sinh.
2.5 Tăng sự nhạy cảm
Mang thai làm cơ thể bạn nhạy cảm hơn nhiều, trong đó có vùng nướu răng. Đồng thời chúng có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề liên quan đến răng miệng khi:
- Chà răng không đúng cách.
- Không đánh răng thường xuyên.
- Dùng bàn chải đánh răng không phù hợp.
2.6 Vệ sinh răng miệng sai cách
Thai nhi trong bụng ngày càng phát triển sẽ làm mức độ nhạy cảm của nướu răng tăng lên. Khi đó bạn dễ đánh răng sai cách vì mức độ nhạy cảm của nướu. Chẳng hạn như chải răng quá mạnh hoặc ít đánh răng, chỉ súc miệng qua loa,… Từ đó dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề về răng miệng.
3. Đau răng trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong thời gian mang thai, bà bầu bị đau răng là dấu hiệu cảnh báo cho cơ thể người mẹ đang gặp vấn đề về răng miệng. Các bệnh về răng như viêm nha chu, viêm lợi tiến triển rất nhanh, làm răng bị lung lay. Do các dây chằng giữ răng bị phá hủy làm xương ổ răng bị tiêu biến nên răng bị rụng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng lên cả thai nhi trong bụng.
Bà bầu bị viêm lợi, viêm nha chu có nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân. Người mẹ mang thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non hoặc sinh nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với những bà mẹ không bị viêm nha chu.
Bên cạnh đó vi khuẩn gây sâu răng S.mutans có khả năng lây truyền qua đường máu, truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Điều này làm các bé sinh ra dễ bị sâu răng. Theo một số nghiên cứu, số lượng răng sâu của trẻ 4 tuổi rưỡi bị sâu răng có mẹ bị sâu răng trong quá trình mang thai cao hơn những trẻ có mẹ không bị sâu răng.
4. 7 cách chữa đau răng cho mẹ bầu
4.1 Súc miệng hằng ngày bằng nước muối ấm
Sử dụng nước muối loãng có độ mặn vừa phải súc miệng sẽ giúp khử trùng, sát khuẩn và dứt cơn đau nhức răng và cách chữa đau răng cho bà bầu nên thực hiện ngay. Nhiều người tự pha nước muối không canh chính xác liều lượng, lúc quá mặn lúc quá nhạt nên đôi khi hiệu quả làm sạch miệng chưa thực sự tốt. Vì vậy sử dụng nước súc miệng Dr Muối giúp bạn làm sạch răng miệng tối đa mà không cần đong đếm lượng nước và muối mỗi khi súc miệng.
Với thành phần từ muối biển tự nhiên chứa các khoáng chất như: Ca, Mg, K,… tốt cho răng miệng, nước súc miệng Dr Muối giúp loại bỏ mọi mảng bám làm cho bà bầu bị đau răng.
Bạn có thể xem chi tiết sản phẩm tại đây
4.2 Sử dụng lá lốt hỗ trợ giảm đau răng khi mang thai
Cách trị đau răng cho bà bầu được lưu truyền từ dân gian chính là sử dụng lá lốt. Trong thân và lá của lá lốt có chứa alcaloid và beta-caryophylen, rễ cây chứa benzyl axetat. Đây là 3 chất có tính kháng khuẩn cao, làm giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.
Sử dụng 1 nắm lá lốt đun lên hoặc giã nát cùng 1 ít nước và muối trắng. Để nước nguội rồi loại bỏ cặn lá, giữ lại phần nước để súc miệng nhiều lần trong ngày. Mỗi lần khoảng 5 phút. Kiên trì thực hiện để giảm cơn đau răng.
4.3 Sử dụng tỏi tươi chữa đau răng
Trong tỏi tươi có chứa allicin, glycogen và fitonxit là những kháng sinh có công dụng diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả. Chữa đau răng cho bà bầu bằng tỏi tươi giã nát cùng 1 ít muối. Đắp lên chỗ bị viêm giúp tình trạng sưng viêm giảm bớt. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4.4 Gừng giúp giảm đau răng hiệu quả
Chữa đau răng cho bà bầu bằng gừng cũng tương tự như tỏi tươi. Trong gừng có oleoresin, tecpen và zingibain được xem là thuốc giảm đau răng cho bà bầu vô cùng hiệu quả.
4.5 Cây đinh hương
Cây đinh hương có eugenol là chất gây tê tự nhiên rất mạnh giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra cây còn có tính sát trùng và diệt khuẩn. Bà bầu sử dụng không có tác dụng phụ. Khi bà bầu bị đau răng khôn, hãy dùng đinh hương ép và nghiến chặt trong răng để nước chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ép được ở chỗ răng đau trong 1 giờ, mẹ bầu sẽ thấy tác dụng.
4.6 Sát trùng
Một số loại thuốc sát trùng không cần kê đơn như Benzocaine có thể thoa trực tiếp lên răng đau hoặc phần nướu bị viêm, làm tê nướu. Từ đó giảm cơn đau. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem sản phẩm có an toàn cho bạn và thai nhi không.
4.7 Chườm ấm hoặc chườm lạnh
Bà bầu đau răng phải làm sao? Dùng khăn ấm hoặc túi chườm lạnh đắp lên khu vực đau nhức để làm dịu cơn đau răng.
5. Các cách để phòng ngừa tình trạng đau răng khi mang thai
5.1 Bổ sung canxi và vitamin D
Thai nhi cần canxi để phát triển cơ thể. Do đó bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, ngũ cốc,… Ngoài bổ sung canxi, vitamin cũng không thể thiếu vì đây là vi chất giúp hấp thu canxi tốt hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng nhóm thực phẩm như cá hồi, cá thu, trứng, phô mai, bơ thực vật,…
5.2 Lưu ý khi vệ sinh răng miệng
- Đánh răng nhẹ nhàng, từ tốn.
- Dùng bàn chải lông mềm đầu nhỏ hoặc bàn chải đánh răng cho trẻ em.
- Nếu đánh răng cảm thấy buồn nôn thì nên dời lực chú ý sang việc khác chứ đừng ngừng việc đánh răng.
5.3 Chăm sóc răng miệng trước khi mang thai
Cách tốt nhất là trước khi mang thai, bạn hãy chú ý đến sức khỏe răng miệng. Để chăm sóc răng miệng trước khi mang thai, bạn nên:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Khám răng thường xuyên để phát hiện vấn đề kịp thời.
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn bám trong kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng.
- Súc miệng bằng nước súc miệng Dr Muối để làm sạch mảng bám trên răng, khử mùi hôi miệng và bổ sung thêm các khoáng chất răng cần.
Trên đây là tổng hợp các cách chữa đau răng cho bà bầu. Hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm bớt tình trạng đau răng trong suốt thời gian thai kỳ.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết:
15 Cách Chữa Nhức Răng Tại Nhà Hiệu Quả
Lưu ý khi dùng nước súc miệng sát trùng
Hướng dẫn cách dùng nước súc miệng
Hướng dẫn cách pha nước muối