Sâu răng là căn bệnh khá phổ biến ở người Việt Nam hiện nay. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng cao. Vậy sâu răng là gì? Làm sao để nhận biết bản thân bị sâu răng? Có các cách điều trị và phòng ngừa nào hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này!
1/ Sâu răng là gì? Tổng quan về sâu răng
Bạn thắc mắc sâu răng là gì? Đây là cách nói chỉ tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng do các loại vi khuẩn hình thành từ mảng bám trên răng tấn công dẫn tới quá trình hủy khoáng. Từ đó, trên răng hình thành các lỗ nhỏ màu đen.
Sâu răng không chỉ là một căn bệnh phổ biến tại nước ta mà còn trên toàn thế giới. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, từ trẻ em vài tháng tuổi cho tới thành thiếu niên, người trẻ tuổi và cả người lớn tuổi. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
2/ Các nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ít ai ngờ
Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng mà ít ai ngờ đến, có thể kể tới như:
- Không đánh răng thường xuyên: Điều này có thể khiến răng và khoang miệng không được làm sạch, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại cho răng phát triển
- Đánh răng không đúng cách: Đây cũng có thể là nguyên nhân sâu răng. Khi đánh răng, phải đánh chải dọc theo răng hoặc xoay vòng tròn và dùng bàn chải có đầu lông mỏng, mềm để làm sạch cả kẽ răng. Mặt khác, phải đảm bảo bàn chải đánh răng đủ rộng để có thể làm sạch cả mặt trước lẫn mặt sau răng và bề mặt lưỡi
- Ăn đồ ngọt quá nhiều: Sẽ khiến cho các mảng bám bám chặt vào răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, dẫn tới sâu răng hàm dưới, hàm trên, răng cửa,…
- Thường xuyên ăn vặt, nước ngọt chứa nhiều axit có hại cho răng: Khiến răng có nguy cơ bị sâu cao hơn
- Cơ thể thiếu nước: Dẫn tới tình trạng miệng khô, lượng nước bọt tiết ra không đủ để rửa sạch thức ăn và các mảng bám trên răng. Hơn nữa, trong nước bọt cũng chứa khá nhiều nhiều chất có thể bảo vệ răng
- Răng nứt vỡ, yếu: Tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bề mặt răng, tạo thành các mảng bám cứng đầu và gây nên bệnh sâu răng
- Tiếp xúc giữa người và người: Việc tiếp xúc qua đồ dùng sinh hoạt, dùng chung bát đũa,… với người bị sâu răng cũng có thể lây bệnh
- Rối loạn tiêu hóa, ăn uống thất thường: Đây là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy phát sinh bệnh sâu răng hàm dưới, hàm trên,…
- Tụt nướu: Khi nướu bị tụt có thể khiến các mảng bám ở rễ chân răng hình thành, sinh ra vi khuẩn, tấn công vào ngà răng, thậm chí đến chân răng. Từ đó gây ra bệnh sâu răng, thậm chí là nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn
3/ Các giai đoạn sâu răng
Hình thành mảng bám: Ban đầu, trên răng sẽ xuất hiện các mảng bám bao phủ do quá trình ăn uống quá nhiều các thực phẩm chứa đường và tinh bột nhưng không được làm sạch để lại. Các loại vi khuẩn này sẽ bắt đầu ăn đường và tinh bột còn dư lại rồi hình thành những mảng bám trên răng. Theo thời gian, mảng bám dần cứng lại tạo thành cao răng. Đây là lá chắn cho các loại vi khuẩn bởi lớp cao vôi răng này rất cứng và khó loại bỏ
Giai đoạn đầu: Trong các mảng bám có chứa axit. Lượng axit này sẽ loại bỏ đi các khoáng chất có trong men răng và bên ngoài răng. Dần dần khiến răng bị xói mòn và xuất hiện những lỗ nhỏ trên men răng. Khi men răng đã bị bào mòn thì vi khuẩn và axit lại càng dễ dàng tấn công vào các lớp bên trong răng hay chính là ngà răng. Trong ngà răng có chứa những ống nhỏ và chúng tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh răng nên rất nhạy cảm
Giai đoạn sâu răng nặng: Bệnh sâu răng càng phát triển thì sự tấn công của vi khuẩn, axit càng mạnh. Chúng tiếp tục di chuyển qua răng, bên cạnh vật liệu răng và bên trong tủy – nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi sâu răng ăn vào tủy khiến cho buồng tủy bị sưng tấy và kích thích. Vết sưng ngày càng mở rộng nhưng lại không có đủ không gian để chứa dẫn tới tình trạng chèn ép các dây thần kinh và gây nên tình trạng đau đớn cho người bị sâu răng
4/ Các triệu chứng khi bị sâu răng
Các triệu chứng sâu răng ở mỗi người có thể khác nhau, phụ thuộc vào mức độ và vị trí. Với những người mới bị thường rất khó để nhận biết. Còn khi sâu răng đã nặng hơn thì các biểu hiện sâu răng xuất hiện khá rõ ràng, cụ thể:
- Răng bị đau
- Răng trở nên nhạy cảm hơn trước đây khi ăn các đồ ăn cứng, nóng, lạnh,…
- Quan sát hình ảnh sâu răng sẽ thấy các lỗ hổng trên răng, to nhỏ tùy trường hợp
- Trên bề mặt răng xuất hiện màu nâu, đen hoặc trắng đục do răng đã bị mòn canxi men răng và mất các khoáng chất
- Bị sâu răng hàm thì khi nhai sẽ đau và bị sâu răng cửa thì sẽ đau khi cắn
- Răng đổi màu, chuyển sang màu sẫm hơn, tủy răng bị ảnh hưởngh
5/ Sâu răng nguy hiểm thế nào?
Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng: Mặc dù nhiều người đã biết sâu răng là gì nhưng có thể còn chưa ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này. Khi bị sâu răng, trước hết, sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng. Sâu răng khiến cấu trúc răng bị phá hủy gây nên tình trạng đau nhức, ê buốt, thậm chí còn có thể làm mất răng. Nếu sâu răng ăn vào tủy có thể dẫn tới bệnh viêm tủy.
Thậm chí, sâu răng còn có thể chèn ép, gây chết dây thần kinh răng, khiến răng không được cung cấp máu khiến cho chết tủy, tử tủy. Cuối cùng, khi mô quanh chóp răng bị lây nhiễm vi khuẩn sẽ xuất hiện tình trạng viêm quanh chóp răng, áp xe răng. Từ đó làm ảnh hưởng tới việc ăn uống và tiêu hóa.
Gây mất thẩm mỹ: Một tác hại của sâu răng nữa dễ nhận thấy đó là gây mất thẩm mỹ. Trên bề mặt răng bị sâu sẽ xuất hiện các chấm đen, nặng hơn là những lỗ lớn nhỏ màu đen với hình dáng khác nhau. Chính điều này khiến cho người mắc bệnh sâu răng cảm thấy mất tự nhiên khi giao tiếp và thậm chí là khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Ảnh hưởng xấu đến tinh thần: Sâu răng cũng có thể làm tinh thần người bệnh xấu đi do họ bị hành hạ bởi những con đau nhức răng kèm theo đau đầu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên làm người bệnh mất ngủ, hạn chế ăn uống và đuối sức, suy sụp tinh thần.
Ảnh hưởng xấu đến tâm lý: Tâm lý cũng có thể ảnh hưởng nếu mắc bệnh sâu răng. Những người bị sâu răng thường dễ cáu gắt, bực bội. Trẻ nhỏ mắc bệnh thường cảm thấy chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, giảm cân, giảm sức đề kháng.
Gây nguy hiểm cho tính mạng: nếu răng sâu không được điều trị sớm và đúng cách, lâu dần có thể chuyển sang bệnh viêm tủy, nguy hiểm hơn là hoại tử. Khi vết hoại tử lan rộng sẽ làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu hay lan xuống trung thất, đe dọa tới tính mạng. Do đó khi bị sâu răng, tốt nhất hãy tới gặp ngay nha sĩ để được tư vấn và tìm cách giải quyết hợp lý.
6/ Các phương pháp chữa sâu răng tại nhà
Hiện nay có khá nhiều cách để phòng ngừa bệnh sâu răng. Hiệu quả nhất có thể kể tới những phương pháp sau:
6.1 Cách trị sâu răng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày là một cách phòng ngừa sâu răng khá hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm của Dr.Muối để súc miệng. Đây là loại nước súc miệng hoàn toàn tự nhiên, được tạo nên từ muối biển thiên nhiên, với nồng độ NaCl 0.9%, hoàn toàn không chứa cồn hay bất kỳ loại hóa chất nào và không gây cay. Sản phẩm phù hợp cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên sử dụng mà không cần pha loãng.
6.2 Cách trị sâu răng bằng lá bàng
Trong lá bàng có chứa các chất như flavonoid, saponin, phytosterol và tanin có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn. Giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm. Bạn hãy dùng lá bàng non xay nhuyễn với muối biển và nước lọc. Dùng dung dịch này như nước súc miệng hằng ngày, trước khi đi ngủ. Đây là cách chữa sâu răng hàm khá hiệu quả.
6.3 Cách trị sâu răng bằng lá ổi
Trong lá ổi chứa nhiều Astringents – hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp nướu trở nên săn chắc và giảm cơn đau nhức do sâu răng cực hiệu quả. Làm gì khi bị sâu răng? Bạn dùng lá ổi đã rửa sạch rồi cho vào thố giã nát cùng với muối biển và 1 ít nước ấm, sau đó lọc chỉ lấy nước. Dùng tăm bông nhỏ thấm hỗn hợp trên cho vào chỗ bị sâu răng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đun lá ổi với nước sôi làm dung dịch súc miệng mỗi ngày, nó sẽ làm giảm đau răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
6.4 Cách trị sâu răng bằng lá tía tô
Cây tía tô cũng như hương nhu là các vị thuốc nam ngoài khả năng khử mùi hôi miệng thì còn giúp giảm đau nhức khi bị sâu răng khá tốt. Trong lá tía tô có nhiều thành phần kháng viêm kháng khuẩn cao. Cách chữa sâu răng nhanh với tía tô đó là giã nhỏ nước với nước ấm rồi dùng tăm bông chấm nước vào chỗ bị sâu răng, tránh làm vi khuẩn phát triển trên diện rộng.
7/ Các phương pháp chữa sâu răng tại nha khoa
7.1 Điều trị sâu răng bằng phương pháp trám
Nên làm gì khi bị sâu răng? Tốt nhất, hãy nhanh chóng tìm tới các phòng khám nha khoa để thực hiện trám răng hay còn gọi là phục hình răng. Biện pháp điều trị này phù hợp cho những ai có răng bị sâu đã vượt qua giai đoạn sớm nhất. Có nhiều chất trám răng khác nhau, ví dụ như nhựa composite đồng màu răng, hỗn hợp sứ,…
7.2 Điều trị sâu răng bằng cách bọc răng sứ
Trong những trường hợp người bệnh bị sâu răng quá nặng, cấu trúc răng bị phá hủy gần như hết, tủy răng cũng có ảnh hưởng nhưng phần chân răng vẫn còn độ chắc thì nên chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ để điều trị,
Khi phát hiện răng bị sâu, cần đến các nha khoa uy tín hoặc bệnh viện chuyên môn để bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể của mình. Từ đó sẽ đưa ra các phương án điều trị cho phù hợp, tránh những hậu quả ngày càng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Một cách tốt nhất để phòng tránh sâu răng đó là vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Để vệ sinh răng miệng, điều trị sâu răng hiệu quả thì nước súc miệng Dr.Muối chính là một sản phẩm không thể thiếu của mỗi gia đình.
Nước súc miệng Dr.Muối là sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả
Hiển nay, sản phẩm có thể dễ dàng mua được tại các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki hoặc Vinmart, Bách hóa Xanh, Guardian, nhà thuốc An Khang, nhà thuốc Long Châu, Phanolink và website của Dr.Muối.
Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sâu răng là gì, làm sao để nhận biết và các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Hãy áp dụng các biện pháp phòng và chữa sâu răng đúng cách để giúp hàm răng luôn khỏe mạnh, hơi thở thơm mát cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm Bài Viết:
17 Loại Bệnh Răng Miệng Phổ Biến Thường Gặp Nhất
Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Quy Trình Điều Trị
Sâu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Hướng Dẫn Cách Đánh Răng Đúng Cách – Chuẩn Theo Bộ Y Tế
15 Cách Chữa Đau Nhức Răng Tại Nhà Hiệu Quải
13 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Nên Biết
Bệnh Viêm Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Lưu ý khi dùng nước súc miệng sát trùng
Huong dan su dung nuoc suc mieng
Ngậm nước muối có tác dụng gì?
Hướng dẫn cách làm nước muối súc miệng