Trị lác bằng muối là một mẹo dân gian hay, an toàn, dễ làm, lành tính, tiết kiệm và hiệu quả. Muối có khả năng sát trùng, loại bỏ hoàn toàn các vi nấm, vi khuẩn bất lợi, từ đó giúp hỗ trợ trong đẩy lùi các triệu chứng bệnh, ngăn hiện tượng bội nhiễm lan rộng. Để hiểu kỹ hơn, bạn hãy cùng Dr.Muối xem ngay bài viết sau!
1. Thông tin về bệnh hắc lào
Lác hay còn gọi là hắc lào, do một chủng vi nấm gây ra và đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hiện nay. Căn bệnh cứng đầu này không chừa bất kỳ ai, đặc biệt là những bạn có tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, không vệ sinh.
Khi đề kháng cơ thể kém đi, những chủng vi nấm sẽ bắt đầu bùng phát và xâm nhập mạnh mẽ vào cơ thể. Đối tượng đầu tiên bị tổn thương là da, với biểu hiện là những mụn nước vô cùng ngứa và khó chịu.
Hắc lào rất dễ lây lan trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu phát hiện muộn và điều trị chậm trễ, căn bệnh khó chịu này có thể sẽ lan ra, chàm hóa và lây nhiễm chéo cho mọi người xung quanh.
Vì vậy, ngay khi bạn cảm giác da mình bắt đầu xảy ra hiện tượng bất thường như: có vết đồng tiền, bong tróc da, ngứa,… thì nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia da liễu.
2. Trị lác bằng muối có tác dụng gì?
Muối không chỉ là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của tất cả gia đình, mà nó còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian. Với tính kháng khuẩn cao, muối pha loãng thường được dùng để tắm, điều trị các bệnh viêm nhiễm nên rất phù hợp ứng dụng trong tiêu diệt, hạn chế sự phát triển của vi nấm hắc lào gây ra.
Bên cạnh đó, bản chất của muối là có khả năng hút ẩm tốt nên nó sẽ điều tiết, giảm bã nhờn tiết ra. Từ đó giữ cho da sạch sẽ và kiềm chế triệu chứng bệnh hắc lào.
3. Hướng dẫn cách trị lác bằng muối
3.1 Trị lác với nước muối sinh lí
Dùng nước muối sinh lý trong điều trị lác là một phương pháp lành tính nên rất an toàn và đơn giản. Theo đó, dung dịch NaCl 0.9% có nồng độ muối vừa đủ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da và đẩy nhanh quá trình hồi phục của vùng da bệnh. Nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể pha theo tỷ lệ 9 gram muối tinh khiết (hoặc muối biển không tạp chất) trên 1 lít nước.
Nguyên liệu: Khăn khử khuẩn hoặc bông y tế mềm và sạch, nước muối sinh lý truyền thống Dr.Muối.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Khử khuẩn dụng cụ và giữ tay thật khô thoáng, sạch khuẩn.
Bước 2: Dùng bông y tế hoặc khăn bông sạch nhúng vào nước muối sinh lý rồi đắp lên vùng da bị lác một cách nhẹ nhàng.
Bước 3: Để nguyên hiện trạng từ 15 đến 20 phút rồi rửa sạch bằng nước tinh khiết.
Bước 4: Kiên trì thực hiện từ 3 đến 4 lần/ngày trong 6 tuần sẽ giúp mang lại hiệu quả tích cực.
- Lưu ý:
Khi vệ sinh da, bạn tuyệt đối phải làm nhẹ nhàng, không chà xát vì có thể sẽ gây bội nhiễm và tình trạng bệnh sẽ lan ra khu vực xung quanh. Phương pháp sử dụng nước muối sinh lý để điều trị lác nhìn chung là lành tính, an toàn và không tốn nhiều chi phí. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho bà bầu và trẻ em sơ sinh.
Bạn có thể mua nước muối tại cửa cửa hàng thuốc tây, Bách Hóa Xanh hoặc đặt online giao hàng tận nhà, tham khảo sản phẩm nước muối Dr.Muối tại đây
3.2 Trị lác bằng cách ngâm nước muối
Đối với những khu vực khó chạm tới như ở sau lưng, bắp tay, bắp chân thì ngâm nước muối sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất. Những thành phần khoáng chất có trong muối biển tự nhiên sẽ làm dịu cơn ngứa và cải thiện sức sống cho da. Để phương pháp này hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo những bước đơn giản sau đây:
- Nguyên liệu: 2 muỗng muối biển (có thay thế bằng muối tinh khiết).
- Cách thực hiện:
Bước 1: Khuấy đều 18 gram muối với 2 lít nước trong chậu hoặc bồn tắm.
Bước 2: Bạn nhớ vệ sinh có thể thật sạch, không còn bụi bẩn trước khi ngâm trong dung dịch nước muối vừa pha khoảng 20 phút.
Bước 3: Để làm dịu và tránh bị kích làn ứng da nhạy cảm, bạn có thể xả lại bằng nước sạch.
3.3 Trị lác bằng muối và lá trầu không
Dược tính và khả năng kháng khuẩn trong lá trầu không rất cao nên khi kết hợp với muối sẽ tăng hiệu quả loại bỏ vi khuẩn và kích thích các mô da hồi phục nhanh. Phương pháp chữa bệnh này áp dụng khi khu vực tổn thương do vi nấm hắc lào không tập trung một chỗ, mà phân tán ở nhiều vị trí trên cơ thể. Thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không loại bánh tẻ tươi, 2 muỗng muối biển.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá trầu không. Sau đó cho tất cả vào chậu ngâm cùng nước muối đã pha loãng.
Bước 2: Để yên từ 15 đến 20 phút, sau đó bạn vớt nhúm lá trầu không ra, rửa sạch, để ráo hết nước rồi vò hơi nát một chút.
Bước 3: Đun sôi 2 lít nước và cho hỗn hợp lá trầu vừa nãy vào nồi.
Bước 4: Sau khi tắt bếp bạn cho muối vào khuấy đều
Bước 5: Dùng phần nước để tắm, phần bã trầu để mát xa và đắp lên vùng da bị hắc lào.
3.4 Trị lác bằng muối và dầu dừa
Hai công dụng nổi bật nhất của dầu dừa đã được khoa học chứng minh là kháng khuẩn và cấp ẩm. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bề mặt da bị tổn thương. Cách thực hiện cũng khá đơn giản như sau:
- Nguyên liệu: một muỗng cà phê muối biển, một muỗng dầu dừa trắng nguyên chất.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Dùng dụng cụ vô trùng để trộn đều hỗn hợp muối biển (không tạp chất) và dầu dừa nguyên chất.
Bước 2: Trước khi thoa hỗn hợp này lên da, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương.
Bước 3: Để dưỡng chất trong dầu dừa thẩm thấu nhanh qua lớp biểu bì, bạn dùng tay mát xa thật đều và nhẹ nhàng (không chà xát).
Bước 4: Sau 15 đến 30 phút thì bạn nên rửa thật sạch để tránh tình trạng dầu dừa làm tắc lỗ chân lông.
Bước 5: Kiên trì thực hiện phương pháp này hàng ngày trong 6 tuần sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì hiệu quả nó mang lại.
4. Các lưu ý khi điều trị lác bằng muối
Trị lác bằng muối tại nhà không thể thay thế được lộ trình điều trị chuyên khoa, nó chỉ là phương pháp hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và triệu chứng. Vì vậy, bạn không được bỏ qua khuyến cáo và phác đồ điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tốt, an toàn trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý:
- Bởi vì muối là một chất tự nhiên khá lành tính nên phương pháp này chỉ có tác dụng đối với tình trạng bệnh nhẹ và tác dụng chậm trong 2 đến 6 tuần thực hiện.
- Đối với trường hợp bệnh nặng khi vết hắc lào bị chảy máu, loét hoặc tệ hơn là nhiễm trùng thì tuyệt đối không được dùng muối để trị lác tại nhà. Lúc này, bạn cần đến sự tư vấn, thăm khám và điều trị dựa trên phác đồ của bác sĩ da liễu.
- Vệ sinh thật sạch sẽ vùng da đang có vấn đề trước khi ngâm nước muối là điều bắt buộc. Khi kết thúc liệu trình, bạn nhớ bù ẩm để giảm kích ứng, cải thiện sức khỏe của da và đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
- Cơ địa mỗi người khác nhau nên nếu da bị kích ứng mạnh, tình trạng nghiêm trọng hơn thì bạn phải ngừng phương pháp dân gian này lại và ngay lập tức đến bác sĩ da liễu để thăm khám.
- Điều khó chịu nhất khi bị hắc lào là ngứa, nếu bạn cố gãi, chà mạnh hay cào vào vùng da bị nấm thì sẽ rất dễ bị viêm nhiễm hoặc thậm chí là nhiễm trùng. Kết hợp thuốc Tây sẽ giúp giảm tình trạng này.
- Nên hạn chế tối đa những loại thức ăn dễ gây dị ứng như các loại đậu, tôm, cua, cá biển,… Thay vào đó, rau xanh, trái cây, thức ăn ít carb (ít tinh bột), thức ăn ít dầu mỡ sẽ là sự lựa chọn hàng đầu để cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe của da.
- Quan trọng nhất là bạn phải xử lý và cách ly được nguồn gây nhiễm chéo vi nấm. Chú ý giữ vùng da bệnh thật sạch sẽ, không bị ẩm ướt, cân bằng độ pH cho da. Bạn cũng nên kiểm tra lại nguồn nước sinh hoạt của mình đạt chuẩn hay không, vì các chủng vi nấm hoạt động rất mạnh khi tiếp xúc với nước ô nhiễm.
Nhìn chung, trị lác bằng muối chỉ thật sự hiệu quả khi bệnh tình còn nhẹ, chưa xuất hiện triệu chứng bội nhiễm. Bạn nên tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị chuyên khoa và tham vấn của bác sĩ. Hy vọng với những kiến thức cơ bản Dr.Muối đã chia sẻ, bạn sẽ có thêm thông tin để trị dứt điểm hắc lào.
Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:
Điều Trị Nấm Da Đầu Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Hiệu Quả Không?
Tắm Nước Muối Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu Ngay
Muối Có Tác Dụng Gì Đến Sức Khỏe Của Bạn?
Nước súc miệng có tác dụng gì?
Súc miệng nước muối có tốt không?
Hướng dẫn cách ngậm nước muối chữa hôi miệng