Báo động 17 bệnh về răng miệng phổ biến: Nguyên nhân và hướng điều trị

Theo thống kê của tổ chức y tế thì số lượng người mắc phải các vấn đề về răng miệng đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng và có các cách điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng Dr.Muối tìm hiểu ngay nhé.

1. Bệnh sâu răng

Sâu răng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp nhất hiện nay. Khi răng bị sâu, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ màu đen. Nguyên nhân dẫn tới sâu răng là do bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách nên các mảng bám, vụn thức ăn không được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển tấn công phá hủy men răng.

các bệnh về răng miệng
Hình ảnh sâu răng.

Để hạn chế bị sâu răng, sau khi đánh răng xong các bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng có thành phần từ muối tự nhiên, cụ thể như nước muối súc miệng Dr.Muối để loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả hơn.

2. Các bệnh về nướu

Dấu hiệu để nhận biết bệnh này là: Miệng có mùi hôi, đỏ, sưng, đau, nướu răng bị chảy máu, răng nhạy cảm hơn và thấy đau khi ăn uống. 

Để có thể phòng ngừa căn bệnh này tốt nhất, bạn nên xây dựng cho mình thói quen kiểm tra răng miệng thường xuyên và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng tốt hơn.

Các bệnh về nướu
Các bệnh về nướu đến từ nhiều nguyên nhân.

3. Bệnh hôi miệng

 

Nhắc đến các bệnh về răng miệng phổ biến thì không thể bỏ qua bệnh hôi miệng.

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi trang Very Well Health cho thấy, trên thế giới có tới 85% người bị mắc các bệnh về răng miệng, trong đó có hôi miệng.

trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất
Bệnh hôi miệng – căn bệnh phổ biến thường gặp.

Khi bị hôi miệng, ngoài việc đến gặp nha sĩ để được điều trị thì bạn nên sử dụng cả nước súc miệng sau mỗi lần đánh răng. Và một trong các loại nước súc miệng có khả năng hỗ trợ điều trị hôi miệng, mang tới hơi thở thơm mát tự nhiên đó chính là nước súc miệng nước muối Dr.Muối.

phòng tránh bệnh răng miệng
Nước súc miệng Dr.Muối có thể ngăn ngừa hôi miệng.

4. Ung thư miệng

Một số triệu chứng cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh ung thư miệng là: Miệng bị lở loét, sưng tấy, quanh miệng thô ráp, ăn nhai có sự thay đổi, di chuyển lưỡi và quai hàm khó khăn. Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hay mắc HPV là đối tượng dễ mắc bệnh ung thư miệng. Để phòng tránh căn bệnh này cần tới gặp nha sĩ để kiểm tra định kỳ.

Ung thư miệng
Ung thư miệng và những điều cần biết.

5. Khô miệng.

Để có thể xác định chính xác bạn có bị mắc bệnh khô miệng không, bác sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra răng miệng và tiền sử bệnh án. Thậm chí, có thể sẽ phải tiến hành xét nghiệm máu và quét hình ảnh tuyến nước bọt.

Để cải thiện tình trạng khô miệng, bạn nên thường xuyên nhai kẹo cao su không đường. Đồng thời nên thường xuyên đánh răng với kem đánh răng chứa Fluoride và dùng nước súc miệng không chứa cồn của Dr.Muối.

6. Viêm tủy răng

Những người bị viêm tủy răng có thể sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, đau thoáng qua hoặc đôi khi không xuất hiện cơn đau nhưng bệnh vẫn phát triển một cách âm ỉ. Nhiều trường hợp mắc bệnh viêm tủy răng nhưng cơn đau chỉ xuất hiện khi chân răng bị sưng tấy. 

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng là làm sạch hết ống tủy và tiến hành hàn ống tủy. Bạn bắt buộc bạn phải tới gặp nha sĩ trong trường hợp này.

7. Viêm nha chu

Viêm nha chu bệnh về răng miệng rất nguy hiểm. Nguyên nhân xuất hiện bệnh là do viêm lợi, cao răng tích tụ lâu ngày không được loại bỏ. 

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mắc viêm nha chu là: Lợi xuất hiện các túi lợi sâu, mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều, co tụt lợi, răng lung lay, … Nha chu biến chứng nặng có thể gây mất răng. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu nghi mắc viêm nha chu bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để được điều trị.

bệnh về răng miệng
Viêm nha chu.

8. Nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm

Nếu nhận thấy răng miệng xuất hiện các vết loét, dưới môi, dưới lưỡi và niêm mạc má có mụn nước thì rất có thể bạn đã bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm Herpes Simplex. Trường hợp này cần tới gặp ngay nha sĩ để được thăm khám và điều trị. 

Để giảm thiểu tình trạng nhiễm virus và vi khuẩn trong miệng, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế đồ cay nóng và súc miệng với nước muối. Nước súc miệng Dr.Muối được chuyên gia khuyên dùng với nồng độ NaCl 0.9% an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt trẻ em từ 6 tuổi trở cũng có thể sử dụng sản phẩm.

9. Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm hay còn gọi là bệnh đau quai hàm, có thể khiến bạn gặp phải các cơn đau nhức ở vùng hàm, mặt, tai hay cổ. Người mắc bệnh khi ăn, nhai, nói chuyện sẽ khó khăn hơn. Thậm chí, khi há, ngậm miệng hàm còn có thể phát ra tiếng lục cục. 

viêm khớp thái dương hàm
Hình ảnh người mắc viêm khớp thái dương hàm.

Sở dĩ bạn bị mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể là do cắn sai khớp, tật nghiến răng, stress, … Dựa theo nguyên nhân mà có thể áp dụng các cách điều trị như: Uống thuốc giãn cơ, giảm đau, phẫu thuật, biện pháp tâm lý, …

10. Răng bị mẻ

Một trong các bệnh về răng miệng dễ gặp nhất là răng bị mẻ. Khi ăn các đồ ăn cứng như bắp rang, mía, kẹo cứng hoặc bị tai nạn có thể làm răng bị sứt mẻ. Muốn điều trị tình trạng này thì cần phải gặp nha sĩ để tiến hành trám, bọc mão, …

răng bị mẻ
Răng bị mẻ có nhiều nguyên nhân.

11. Răng bị nứt vỡ

những bệnh về răng miệng
Răng nứt ảnh hưởng đến việc nhai nuốt thức ăn.

Đôi khi răng bạn bị nứt vỡ và bạn hoàn toàn không rõ lý do. Tuy nhiên, khi thấy răng gặp phải tình trạng này hãy tới ngay nha sĩ để được điều trị. Phần lớn trường hợp sẽ được bọc mão nhưng cũng có khi sẽ phải lấy tủy trước rồi mới bọc. Thậm chí, có trường hợp đường nút vỡ sâu thì cần nhổ bỏ răng và trồng răng mới.

12. Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm cũng là một bệnh về răng khá dễ mắc phải. Sở dĩ bạn bị mắc bệnh răng nhạy cảm có thể là do bị mòn răng, sâu răng, răng bị nứt vỡ hay chân răng bị lộ. Giải pháp điều trị răng nhạy cảm có rất nhiều, ví dụ như trám răng hay sử dụng kem đánh răng chống ê buốt cho răng nhạy cảm.

răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm sẽ gây ê buốt khi sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc nóng.

13. Tật thừa răng

Trung bình, một người trưởng thành sẽ có từ 28 – 32 răng. Những cũng có người có nhiều hơn số răng này. Như vậy chứng tỏ họ bị tật thừa răng. Người bị thừa răng thường đi kèm với bệnh lý như: Hở hàm ếch, hội chứng Gardner. Cách điều trị duy nhất là nhổ bớt răng thừa hoặc chỉnh nha.

các bệnh về răng
Tật thừa răng có thể kèm theo nhiều bệnh lý khác.

14. Tình trạng nghiến răng

Nguyên nhân có thể là do bị stress, răng bị xô lệch, … Hậu quả của tình trạng này là gây ra các bệnh như đau đầu, đau mỏi hàm, mòn răng, nguy hiểm hơn có thể khiến bạn bị mất răng. Vì vậy, nếu bản thân đang gặp phải tình trạng này vào ban đêm cần gặp nha sĩ ngay. Còn nếu chỉ nghiến răng ban ngày thì bạn có thể tìm hiểu các bài tập giảm stress hay dùng thuốc giãn cơ.

tình trạng nghiến răng
Nghiến răng thường xảy ra trong vô thức khi ngủ.

15. Mọc răng khôn

Đa số mọi người đều có răng khôn ngầm. Thế nhưng, nếu răng khôn ngầm biến chứng thì có thể dẫn tới các bệnh về răng miệng nguy hiểm như: Gây ra bệnh sâu răng, nha chu, làm ảnh hưởng các răng bên cạnh, thậm chí là phá hủy răng kế cận. Biện pháp để điều trị trong trường hợp này là gặp nha sĩ để nhổ răng khôn.

mọc răng khôn
Răng khôn ngầm biến chứng gây ảnh hưởng tới răng lân cận.

16. Răng mọc quá khít

Ngược lại với răng mọc thưa là răng mọc quá khít. Tình trạng này sẽ khiến việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Vì vậy, cần dùng chỉ nha khoa mỏng, tăm nước để vệ sinh răng sạch sẽ.

Răng mọc quá khít
Răng mọc quá khít nhưng không theo trật tự gây mất thẩm mỹ.

17. Lở loét miệng

Lở loét miệng cũng có nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều sẽ gây ra cho người bệnh những phiền toái và khó chịu nhất định. Trường hợp vết lở loét chỉ kéo dài dưới 2 tuần rồi biến mất thì không cần lo lắng.

bệnh răng miệng phổ biến
Bên trong môi dưới bị lở loét.

 

Trên đây là các bệnh về răng miệng thường gặp, dễ mắc phải cũng như nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bao giờ điều trị cũng tốn kém và vất vả, phức tạp hơn phòng ngừa.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy chăm sóc răng miệng của mình chu đáo, cẩn thận bằng cách vệ sinh răng miệng thật kỹ với chỉ nha khoa, đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày và thăm khám bác sĩ định kỳ. Đặc biệt, hãy sử dụng nước súc miệng Dr.Muối để làm sạch mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn gây ra các bệnh về răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng.

ngăn ngừa hôi miệng
Nước súc miệng Dr.Muối – cùng bạn chăm sóc răng miệng.

Nước súc miệng Dr.Muối có thành phần từ muối biển thiên nhiên, không cồn, an toàn với người sử dụng, kể cả phụ nữ có thai và trẻ em trên 6 tuổi. Sản phẩm có giá cả phải chăng và được nhiều nha sĩ khuyên dùng. Hãy mua và sử dụng ngay nước súc miệng Dr.Muối để phòng tránh các bệnh về răng miệng hiệu quả.

Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:

Bệnh Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả

Cách Làm Sạch Răng Bị Mảng Bám Đen Hiệu Quả

Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Lợi Và Cách Điều Trị

Lưu ý khi dùng nước súc miệng kháng khuẩn

Hướng dẫn cách dùng nước súc miệng đúng cách

Hướng dẫn cách dùng nước muối sinh lý súc miệng

Hướng dẫn cách làm nước muối súc miệng