Khi gặp vấn đề về đường hô hấp, trẻ dễ bị nghẹt mũi và chảy nước mũi rất khó chịu. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, các bà mẹ cần thực hiện rửa mũi cho bé. Tuy nhiên, cách rửa mũi cho trẻ như thế nào mới đúng là điều mà các mẹ thường băn khoăn. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu các bước rửa mũi đúng cho trẻ, giúp bé nhanh hết nghẹt mũi, tắc mũi.
1. Vì sao phải rửa mũi cho trẻ đúng cách?
Rửa mũi cho trẻ giúp làm sạch các chất nhầy bên trong khoang mũi, ngăn ngừa viêm mũi hoặc các triệu chứng nghẹt mũi khó chịu khác. Thông thường, mũi bé có tiết dịch để làm ẩm và làm ấm không khí đi qua. Nhưng các chất tiết thường ít và đào thải dần khi xuống cổ họng.
Khi bé mắc các bệnh về mũi, chất tiết nhầy này đặc và nhiều hơn khiến mũi không tự đào thải ra ngoài được. Do đó khi rửa mũi, dịch nhầy đục này dễ dàng trôi ra ngoài theo dòng nước. Điều đó đồng nghĩa với chất dịch đặc quánh không còn nằm trong khoang mũi bé. Bởi nước đã hóa lỏng chúng và kéo ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Trên thực tế, cách rửa mũi cho trẻ không quá khó, có thể thực hiện tại nhà. Bạn chỉ cần dùng nước muối và một chiếc bình để bơm vào mũi. Với trẻ nhỏ, bạn nên cho bé con làm quen cùng dụng cụ đó trước như cho bé chơi trong lúc tắm chẳng hạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé yêu của mình xem các clip trên Youtube để bé thấy bạn cùng trang lứa cũng làm được.
Cuối cùng, việc rửa mũi cho trẻ đúng cách góp phần làm giảm tình trạng dùng thuốc kháng sinh. Rửa mũi đúng cách cuốn trôi hết các chất tiết và làm cho mũi bé dễ thở hơn, thông thoáng hơn. Ngoài ra, một số chất gây dị ứng cũng có thể bị cuốn, bé con của bạn không cần dùng thêm các loại thuốc giảm dị ứng hay thuốc giảm nghẹt mũi.
2. Những sai lầm thường gặp khi rửa mũi cho trẻ
2.1 Sử dụng xi lanh rửa mũi không đúng cách
Có nhiều bà mẹ dùng xi lanh rửa mũi cho con mình. Nhưng có đến 99% các mẹ không biết rằng cách bơm rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh bơm nước muối trực tiếp vào mũi sẽ rất nguy hiểm cho bé. Vì xilanh có áp lực cao và không chính xác. Nếu khi bơm mà không cẩn thận, thao tác mạnh tay sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi bé, dẫn đến phù nề, khiến nghẹt mũi kéo dài và viêm ngược tai giữa.
Ngoài ra, có nhiều loại xi lanh thiết kế đầu sắc nhọn, dễ làm xước niêm mạc hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu mũi bé. Đã có nhiều trường hợp các bà mẹ sử dụng xilanh sai cách khiến nước rửa mũi chảy ngược xuống hệ hô hấp, làm bé bị sặc nước muối vào phổi. Vì thế, đây không phải là cách rửa mũi cho trẻ đúng cách mà các bà mẹ nên làm.
2.2 Để bé nằm khi rửa mũi
Để bé nằm khi rửa mũi là sai lầm rất thường gặp. Chưa kể một số bà mẹ còn ép quá mức khi bé gào khóc, kêu la trong lúc rửa mũi còn làm cho bé sợ hãi, ác cảm với việc rửa mũi. Ai cũng biết rằng cha mẹ muốn con nhanh khỏi bệnh nên thường cố gắng thao tác. Tuy nhiên, để bé nằm và đè ép bé rửa mũi dễ khiến trẻ bị sặc ngược vào trong phổi, khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, một số bà mẹ còn bắt bé nằm nghiêng rồi xịt mạnh nước muối vào mũi. Cách rửa mũi cho trẻ này là sai lầm vì khiến bé dễ bị sặc. Khi sặc, bé sẽ nuốt hoặc ho khiến cho nước bị tràn lên hai bên tai ngay. Đó là lý do mà nhiều bé khi bị viêm mũi đã không khỏi bệnh lại còn bị thêm viêm tai giữa do sự tích tụ dịch mủ ở tai.
2.3 Không làm sạch những chất nhầy khi rửa mũi cho bé
Nếu bạn chỉ tiến hành rửa mũi cho bé mà không hút sạch dịch mũi hoặc chỉ dùng giấy lau và thấm mút bên ngoài thì việc vệ sinh mũi thực sự không có tác dụng. Vì nếu chỉ rửa mũi và lâu bên ngoài mà không hút thì dịch nhầy bên trong, lượng dịch nhầy này sẽ ứ đọng khiến bé sổ mũi nặng hơn.
3. Những bước rửa mũi cơ bản cho bé
- Trước khi rửa mũi cho bé, mẹ rửa tay thật sạch với nước và xà phòng trong thời gian 30 giây. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch cồn rửa tay cho nhanh.
- Tiến hành rút nước muối vào bơm tiêm y tế (đã bỏ phần đầu kim) hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng
- Cho bé đứng trước bồn rửa hoặc ở vị trí để xả nước. Sau đó, bạn đưa đầu bơm tiêm hoặc chai rửa mũi vào trong lỗ mũi của bé, nhẹ nhàng bơm nước muối vào. Tuyệt đối không được bịt lỗ mũi bên kia lại.
- Nên cho bé nghiêng đầu sang một bên và ngược lại khi bơm nước muối rửa mũi
- Các mẹ lưu ý hướng dòng nước bơm về phía sau đầu bé, không được hướng về phía đỉnh đầu của bé
- Khi thực hiện đúng thao tác, nước muối sẽ đi từ lỗ mũi bên bơm và chảy ở lỗ mũi còn lại
- Sau khi rửa mũi đúng cách cho trẻ, bạn cho bé xì mũi nhẹ nhàng để lấy sạch dịch nhầy
- Cuối cùng, bạn vệ sinh sạch sẽ bơm tiêm hoặc rửa, để nơi khô ráo thoáng mát
Lưu ý, nếu bác sĩ kê toa thuốc xịt mũi cho bé thì nên rửa mũi trước khi dùng thuốc. Việc làm sạch mũi sẽ giúp cho mũi và các xoang mũi hấp thu thuốc được tốt hơn.
Hướng dẫn rửa mũi đúng cách của bệnh viện Vinmec
4. Dung dịch xịt mũi Dr. Muối – làm sạch mũi hiệu quả
Ngoài áp dụng cách rửa mũi cho trẻ nhỏ theo hướng dẫn của chuyên gia, bạn có thể dùng các sản phẩm làm sạch mũi chuyên dụng như dung dịch xịt mũi Dr. Muối. Sản phẩm được làm từ muối biển tự nhiên, giàu các khoáng chất vi lượng cùng tinh dầu khuynh diệp, bạc hà,.. giúp làm sạch khoang mũi, tạo cảm giác thông thoáng và dễ chịu.
Sản phẩm còn ngừa vi khuẩn, virus, viêm xoang và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng tai, mũi, họng. Với trẻ em dùng xịt 1-2 lần/ngày có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, kháng viêm, làm săn se niêm mạc mũi và giảm khô rát mũi. Giá bán chỉ 30.000đ/chai 100ml – đây là giải pháp chăm sóc sức khỏe mũi họng cho bé và cả gia đình an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:
Rửa Mũi Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?
Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Nước Muối Sinh Lý
Hướng dẫn cách ngậm nước muối chữa hôi miệng
Hướng dẫn cách pha nước muối để súc miệng