Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

Viêm nha chu là bệnh về răng miệng khá phổ biến, tuy nhiên vì bệnh có những đặc điểm khá giống với viêm nướu, nên hay thường bị nhầm lẫn. Nếu không được điều trị sớm, nha chu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy viêm nha chu là gì? Xin mời các bạn cùng Dr.Muối tìm hiểu về những nguyên nhân, triệu chứng về căn bệnh này qua bài viết sau.

1. Nha chu là gì? Bệnh viêm nha chu là gì?

Nha chu là gì? Nha chu là tổ chức xung quanh răng bao gồm: nướu, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi. Nha chu có chức năng chống đỡ và giúp cho răng chắc khỏe.

Răng chắc khỏe là răng có phần nướu răng ôm sát lấy chân răng. Phần nướu này có công dụng bảo vệ mô mềm, và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Xương ổ răng và dây chằng giữa răng với xương hàm sẽ giữ cho chân răng không bị lung lay, chắc khỏe.

nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu
Răng chắc khỏe giúp bạn luôn tự tin

Viêm nha chu chính là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, trong đó bao gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Các mô nha thường bị đau nhức và sưng khi viêm nhiễm.

Khi tình trạng này kéo dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển. Sau đó, tiến hành phá huỷ xương ổ răng, gây viêm nhiễm và hình thành các túi nha chu.

so sánh viêm nha chu và răng thường
Hình ảnh so sánh giữa hàm răng khỏe mạnh và hàm răng mắc bệnh

Bệnh nha chu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai. Về lâu về dài, người bệnh sẽ cảm thấy không thoải mái, mất tự tin trong sinh hoạt giao tiếp vì triệu chứng hôi miệng và đau nhức dữ dội mà bệnh đem lại.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu mới nhất, bệnh nha chu hiện nay rất phổ biến, chỉ đứng sau bệnh sâu răng. Đây cũng là nguyên nhân gây rụng răng ở những người trên 40 tuổi không có ý thức vệ sinh răng miệng.

2. Các nguyên nhân gây bệnh

Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn thuận lợi bám lên răng – lợi, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm nướu.

Sau một khoảng thời gian, mảng bám sẽ cứng dần và trở thành vôi răng. Lúc này, bệnh viêm nướu răng đã chuyển biến nặng, bước sang giai đoạn viêm nha chu nặng. Nếu cơ thể đang mệt mỏi, hệ miễn dịch kém thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh.

vì sao bị viêm nha chu
Viêm nha chu xuất hiện khi vi khuẩn bám vào chân răng

Những thói quen xấu gây nên bệnh viêm nha chu:

  • Không có ý thức vệ sinh răng miệng đúng cách, dẫn đến tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây viêm nướu răng. Về lâu dài, mảng bám sẽ tạo ra vôi răng; nướu viêm đỏ, sưng; khi chải răng hoặc dùng tăm xỉa, răng sẽ bị chảy máu.
  • Không thường xuyên đi lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ, gây nên viêm nướu.
  • Hút thuốc lá có thể gây ra tổn thương mô nướu rất khó để tự phục hồi.
  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, do thai kỳ, tuổi dậy thì, mãn kinh và kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Trong thời gian này, nướu rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh viêm lợi.
  • Một số bệnh như ung thư, HIV, tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn… làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng như nha chu và sâu răng.
  • Hở kẽ răng do thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng đầu to và nhọn.

3. Triệu chứng khi bị bệnh viêm nha chu 

Bệnh viêm nha chu rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu và có diễn biến âm thầm. Ở các giai đoạn sau, có thể nhìn thấy rõ ràng các triệu chứng của bệnh như:

  • Lợi răng biến thành màu đỏ sẫm, bị sưng hoặc căng phồng, nếu chạm vào thì rất dễ chảy máu.
  • Răng đau nhức, ê buốt, hoặc có thể răng bị lung lay, di lệch, cảm giác đau và khó chịu khi nhai.
  • Nướu răng không bám chắc vào răng, mềm gây nên tình trạng bị tụt nướu.
  • Bị hôi miệng.
viêm nha chu gây ra đau nhức
Viêm nha chu gây đau nhức và khó chịu khi nhai
  • Giữa hai hàm răng hình thành khoảng trống.
  • Xuất hiện mảng bám ở kẽ răng và ở chân răng.
  • Chảy máu khi chải răng
  • Mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng.
  • Ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra.

4. Diễn biến quá trình bị viêm nha chu 

Có 2 dạng bệnh nha chu chính:

– Viêm lợi: Viêm lợi thông thường, viêm lợi ở tuổi dậy thì, viêm nướu triển dưỡng…

– Viêm nha chu: viêm nha chu ở thanh thiếu niên, viêm nha chu ở  người lớn tuổi…

Viêm nha chu chia thành 4 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và đặc điểm khác nhau để phân biệt và theo dõi cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Vôi răng/cao răng hình thành các mảng bám trên răng

Ở giai đoạn này, vi khuẩn có hại bám vào những vị trí: ở chân răng, viền lợi và kẽ răng, bắt đầu xuất hiện các mảng bám gọi là vôi răng. Mảng bám vi khuẩn lâu ngày sẽ viêm lợi. Người bệnh sẽ không cảm nhận được dấu hiệu bất thường nào.

  • Giai đoạn 2: Bắt đầu viêm nhiễm khiến lợi sưng phồng

Tình trạng kéo dài, vôi răng bám vào chân răng gây kích thích nướu. Khi có tác động vào răng như chải răng, ăn uống,…làm nướu trở nên sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu.

  • Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

Nếu không điều trị, vết viêm nhiễm giữa răng và nướu sẽ lan rộng tạo thành túi nha chu chứa vi khuẩn và mủ.

  • Giai đoạn 4: Phá hủy xương ổ răng và tụt lợi

Lúc này đã đến tình trạng viêm nha chu nặng. Các vi khuẩn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong khoang miệng, phá huỷ xương ổ răng. Lúc này, răng sẽ bị lung lay, lợi tụt xuống và rất dễ bị tổn thương.

bị viêm nha chu nặng
Khi diễn tiến nặng, răng sẽ bị lung lay và có thể rụng gãy bất cứ lúc nào

5. Các phương pháp phòng ngừa viêm nha chu 

5.1 Khi bệnh viêm nha chu chưa xuất hiện

–  Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng thường xuyên, dùng bàn chải lông mềm, chuyển động chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn (không nên chải theo chiều ngang).

phòng ngừa bệnh viêm nha chu
Tích cực chải răng đều đặn và đúng cách

– Chăm sóc răng miệng bằng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm pha loãng để súc miệng.

– Khám răng định kỳ và điều trị sớm nếu phát hiện dấu hiệu bệnh nha chu.

– Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau quả, vitamin

– Hạn chế thuốc lá, rượu bia

5.2 Khi mắc bệnh viêm nha chu

– Khi bị viêm lợi, cần tích cực và thường xuyên chải răng hơn.

– Khi bệnh mới khởi phát, chăm sóc tuân theo lời khuyên từ bác sĩ để nhanh chóng khỏi.

– Khi bị vôi răng (cao răng), đến gặp bác sĩ nha khoa để lấy sạch vôi răng. 

Lưu ý:

– Lợi có khỏe thì răng mới chắc. Hãy chăm sóc răng-lợi từ sớm để phòng ngừa các bệnh về răng miệng.

– Hãy ăn nhiều các loại trái cây tươi, rau xanh, uống đủ nước.

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng kỹ lưỡng và nhẹ nhàng, dùng bàn chải lông mềm.

– Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn và mảng bám , ngăn ngừa hiệu quả viêm nha chu. Hãy mua các sản phẩm pha chế sẵn, có thương hiệu uy tín như Dr.Muối để tránh trường hợp không biết nồng độ muối phù hợp.

Dr. Muối là dung dịch nước muối được các nha sĩ khuyên dùng và nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn. Nước súc miệng Dr. Muối hoàn toàn làm từ các thành phần tự nhiên, chứa nhiều muối khoáng,… được xử lý bằng quy trình chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn cho người dùng. Giá phù hợp với người tiêu dùng Việt và có mặt khắp các hệ thống siêu thị như Vinmart, Bách Hoá Xanh và online như Tiki, Lazada, Shopee.

súc mước muối chữa viêm nha chu
Nước súc miệng Dr.Muối giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Hy vọng bài viết này giúp bạn đã biết rõ bệnh nha chu là gì cũng như kinh nghiệm phát hiện viêm nha chu và cách chữa. Đừng quên dùng nước súc miệng Dr.Muối để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và giúp hàm răng chắc khỏe, đầy tự tin.

 

Tham khảo các bài viết khác:

Các tác dụng của nước súc miệng bạn nên biết

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

Hướng dẫn cách trị hôi miệng bằng nước muối

Hướng dẫn cách pha nước muối để súc miệng

Tổng hợp các loại nước súc miệng nha chu hiệu quả