Viêm tủy răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở Việt Nam. Do đó, nhiều người rất chủ quan và tự ý tìm cách chữa viêm tủy răng tại nhà. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến những hậu quả xấu khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và quy trình điều trị viêm tủy răng qua bài viết sau.
1. Viêm tủy răng là gì?
Tổ chức bao gồm mạch máu, dây thần kinh, mô liên kết nằm trong hốc ngà răng được gọi là tủy răng. Các tổ chức này kết nối với cơ thể thông qua những lỗ nhỏ li ti trong cuống răng.
Khi vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào tủy răng thông qua lỗ sâu răng, hay cuống răng, vùng tủy và các mô quanh chân răng sẽ bị viêm. Ngoài ra, các hóa chất độc hại (chì, thủy ngân,…) hay yếu tố vật lý (sang chấn, thay đổi áp suất,…) cũng là những nguyên nhân gây viêm tủy răng phổ biến. Có một số trường hợp ngoại lệ không tìm thấy nguyên nhân.
Tủy răng bị viêm là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Quá trình bệnh viêm tủy răng diễn biến qua nhiều giai đoạn, dưới nhiều hình thức thương tổn khác nhau, bao gồm: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp tính, viêm mạn tính.
Để tránh trường hợp biến chứng, bệnh nhân phải điều trị dứt điểm khu vực răng bị viêm tủy.
Nha sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, sau đó tiến hành điều trị viêm tủy răng. Trong và sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần đảm bảo vệ sinh răng miệng để tránh bị sâu răng, khiến tủy bị viêm nặng hơn.
2. Các nguyên nhân gây viêm tủy răng
Tủy răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Do đó, trong điều kiện bình thường khu vực này rất khó bị thương tổn. Tuy nhiên, khi vùng bảo vệ bị ảnh hưởng, tủy răng sẽ không còn an toàn và có khả năng viêm nhiễm cao.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng là gì? Có 4 nguyên nhân chính sau:
- Sâu răng: Các vi khuẩn trong miệng sẽ xâm lấn vào tủy răng thông qua lỗ sâu răng, khiến tủy răng bị viêm.
- Viêm quanh răng: Những vi khuẩn gây viêm tồn tại ở khu vực xung quanh răng cũng có khả năng gây viêm tủy năng. Khoa học gọi đây là hiện tượng viêm tủy ngược dòng.
- Chấn thương răng: Các sự cố ngoài ý muốn khiến răng bị gãy, mẻ, tổn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến tủy răng bị viêm.
- Các vấn đề trong quá trình điều trị: Các lỗ răng sâu trám chưa kín hoặc nha sĩ tiến hành làm mài chụp khi răng còn sống.
3. Triệu chứng viêm tủy răng qua từng giai đoạn
Khi bị viêm tủy răng, bệnh sẽ diễn biến qua 3 cấp độ từ nặng đến nhẹ với dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Cấp độ | Dấu hiệu |
Cấp độ 1: Viêm tủy phục hồi (viêm tủy đảo ngược) |
|
Cấp độ 2: Viêm tủy không phục hồi (viêm tủy không đảo ngược) |
|
4. Viêm tủy răng và hậu quả nghiêm trọng
Viêm tủy răng là chứng bệnh khá phổ biến đối với những người chăm sóc răng miệng kém hoặc có vết mổ trong khoang miệng. Ngoài việc gây đau nhức và khó chịu, viêm tủy răng còn có thể lây lan sang các bộ phận khác trong khoang miệng tạo thành những biến chứng nặng nề.
Viêm tủy thường kèm theo triệu chứng xung huyết. Kéo dài tình trạng viêm có thể gây chết tủy và các biến chứng như viêm quanh chóp chân răng, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh chóp răng, viêm xương, …
5. Cách trị viêm tủy răng và những lưu ý quan trọng
Vậy viêm tuỷ răng phải làm sao? Cụ thể ở mỗi cấp độ, cách chữa viêm tủy răng sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
Ở cấp độ 1, bác sĩ sẽ khám để tìm ra nguyên nhân khiến tủy bị viêm và tiến hành chữa trị. Lúc này, mức độ viêm vẫn chưa nặng nên có thể chữa khỏi nhanh chóng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải trám răng để tránh vi khuẩn tiếp tục tấn công vào tủy.
Đến viêm tủy răng cấp độ 2, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu và đau đớn. Lúc này, nha sĩ sẽ điều trị trực tiếp phần tủy và trám răng cho bạn.
Nếu răng bị lung lay nhiều hoặc nhiễm trùng nặng quanh chóp răng, bạn sẽ phải nhổ và cắm Implant. Ngược lại, răng ít lung lay, vùng nhiễm trùng nhỏ, nha sĩ sẽ chỉ điều trị tủy, cắt chóp và giữ lại răng thật cho bạn.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp phòng ngừa viêm tủy răng
Tập những thói quen sau đây sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể khả năng mắc viêm tủy răng đấy:
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chế độ ăn uống khoa học với mức Carbohydrate thích hợp.
- Dùng kem đánh răng có chứa Fluor để đánh răng 2 lần/ngày hoặc sau bữa ăn. Nên sử dụng chỉ nha khoa thay tăm để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng sẽ giúp bảo vệ hàm răng của bạn trước tác động của vi khuẩn có hại, đồng thời đảm bảo sức khỏe răng – họng. Dr.Muối là sản phẩm nước muối súc miệng được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay.
Bạn có thể dùng nước súc miệng Dr.Muối trực tiếp bởi sản phẩm đã được pha chế với nồng độ NaCl 0.9% an toàn. Đồng thời, dung dịch muối không chứa cồn, không gây cay, phù hợp cho trẻ em 6 tuổi trở lên sử dụng.
Nước súc miệng Dr.Muối được sản xuất dựa trên quy trình lọc nước nghiêm ngặt trên thiết bị Culligan của Mỹ và Ý. (Có thể bạn chưa biết: Culligan là nhà cung cấp giải pháp xử lý lọc nước hàng đầu trên thế giới với hơn 80 năm kinh nghiệm được chứng nhận bởi WQA).
Nếu không được chữa viêm tủy răng kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến ngay các cơ sở y khoa để thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên.
Ngoài ra, cần nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh viêm tủy răng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm tủy răng là gì, phân biệt các dấu hiệu viêm tủy răng và hiểu rõ cách chữa viêm tủy răng. Đừng quên đón đọc các bài viết về sức khỏe răng miệng kỳ sau của chúng tôi!
Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:
Bệnh Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
17 Loại Bệnh Răng Miệng Thường Gặp Nhất
Tác dụng của ngậm nước muối là gì?
Hướng dẫn cách trị hôi miệng bằng nước muối
Hướng dẫn cách pha nước muối để súc miệng