Nhiệt miệng và các cách chữa bệnh nhiệt miệng dứt điểm tại nhà

Nhiệt miệng là căn bệnh vô cùng quen thuộc với mọi người. Bệnh xuất hiện khi khoang miệng bị tổn thương, gây đau rát và khó chịu khi ăn uống. Ngoài ra, bệnh còn có nhiều triệu chứng khác. Vậy cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất là gì? Hãy cùng Dr.Muối tìm hiểu qua bài viết sau. 

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn có tên gọi khác là Loét Aphthous. Đây là tình trạng một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm trong những vùng của miệng như má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. 

nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh xuất hiện ở những mô mềm bên trong miệng.

Trước khi bị nhiệt miệng, bạn có thể cảm thấy ngứa rát miệng. Sau đó, trong miệng sẽ xuất hiện một vết lở có hình dạng tròn hoặc oval, màu sắc có thể là trắng hoặc vàng, xung quanh là viền đỏ.

Triệu chứng lở miệng chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày, có khả năng tự lành và không để lại sẹo. Nếu bệnh kéo dài hơn hai tuần, bạn cần đến các phòng khám ngay.

2. Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng

Theo quan điểm dân gian Việt Nam, bị nhiệt miệng là ăn quá nhiều đồ nóng, hay ảnh hưởng thời tiết nóng. Tuy nhiên, y học hiện đại vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính của căn bệnh này.

bị nhiệt miệng
Nguyên nhân nhiệt miệng vẫn chưa được xác định chính xác.

Có nhiều yếu tố liên quan đến việc hình thành và phát triển vết loét miệng:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Dị ứng với thực phẩm nhạy cảm như: Chocolate, cà phê, phô mai, các loại hạt và trái cây có mùi. 
  • Tâm lý stress và căng thẳng có thể làm cho bạn thường xuyên bị nhiệt miệng.
  • Virus và vi khuẩn Helicobacter Pylori gây loét dạ dày tá tràng.
  • Thay đổi nội tiết tố, Hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Tổn thương miệng, trầy xước do bàn chải đánh răng hoặc sau khi niềng răng, răng vô tình cắn phải.
  • Miệng bị rách vì thực phẩm sắc, cứng hoặc mài mòn (ví dụ: bánh mì nướng, khoai tây chiên hay đồ vật khác).
  • Nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến là do dinh dưỡng kém, thiếu hụt lượng Vitamin B12, kẽm, Folate (Axit Folic) hoặc sắt.
  • Ăn những thực phẩm chua cay nhiều gây nóng cơ thể là nguyên nhân bị loét miệng thường xuyên.
  • Dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate.
  • Nhiễm Virus HIV (AIDS) hay một số các bệnh sinh dục.
  • Cơ thể dị ứng với một số vi khuẩn có trong miệng.

3. Các biểu hiện khi bị nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, ta có thể quan sát thấy một hoặc nhiều đốm trắng có kích thước 1 – 2 mm xuất hiện trong niêm mạc. Đốm trắng to dần, mọng hơi nước và đồng loạt vỡ sau vài ngày tạo thành vết loét. Vết loét có thể to dần, gây nóng rát, ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp hằng ngày.

trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng làm viêm sưng to gây đau nhức.

Trong 7 – 10 ngày, vùng loét sẽ viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau. Điều này gây cản trở rất nhiều trong quá trình ăn uống, nhai hoặc nuốt thức ăn.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị áp xe nông ở những vị trí như : Dưới lưỡi, dưới niêm mạc, trên hoặc dưới tiền đình, khi viêm thường sưng đỏ và rất đau. Nếu nặng hơn có thể gây sốt cao, nổi hạch ở hàm và khó khăn trong ăn uống. 

Khi vết loét chuyển sang màu trắng và đỡ đau hơn cũng là lúc bệnh nhiệt miệng bắt đầu giảm.

4. Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà 

Thông thường những loại loét miệng nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng. Hãy nắm kĩ nguyên nhân bị nhiệt miệng và cách chữa sau đây: 

  • Sử dụng nước súc miệng chứa Steroid Dexamethasone, Capocaine giúp giảm đau và kháng viêm. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối của Dr. Muối để thay thế, đây được xem là cách trị nhiệt miệng hiệu quả và tiết kiệm.
  • Dùng thuốc bôi chứa Benzocaine, Fluocinonide hay Hydrogen Peroxide để giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Đốt vết loét miệng.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chống viêm và phục hồi: Acid Folic, Vitamin B6, B12, …

5. Các phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng

Cách phòng ngừa nhiệt miệng không khó. Bạn chỉ cần tránh gây tổn thương cho niêm mạc khi đánh răng, hoặc nhai thức ăn. Đảm bảo nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập luyện, tránh stress. Bạn cũng cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách súc miệng hằng ngày để tránh viêm nhiễm.

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô mềm khiến vết loét nhanh chóng lành lặn. Đồng thời, nước muối còn có khả năng sát khuẩn hiệu quả, sử dụng thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn bệnh nhiệt miệng. Đây là cách trị nhiệt miệng hiệu quả được nhiều người đánh giá cao. 

Nước súc miệng Dr.Muối với nồng độ NaCl 0.9% lành tính, là cách trị nhiệt miệng nhanh nhất hiệu quả nhất. Dr.Muối được làm hoàn toàn từ muối biển tự nhiên, chứa nhiều khoáng chất có lợi như K, Ca, Mg, … 

cách chữa nhiệt miệng
Nước súc miệng Dr.Muối có chứa nhiều khoáng chất.

Đồng thời, phần nước tinh khiết cũng đã trải qua quy trình lọc nước khắt khe: Lọc sâu đa tầng, khử mùi, trao đổi ion, lọc thẩm thấu ngược, tiệt trùng bằng tia cực tím trên thiết bị Culligan từ Mỹ và Ý.

Hiện nay, nước súc miệng Dr.Muối được phân phối qua nhiều kênh bán hàng cả Online và Offline, với giá cả 1 chai 500ml chỉ 27.000 VNĐ cực phù hợp với mọi gia đình. Bạn có thể tìm đến Bách Hoá Xanh, nhà thuốc Long Châu, nhà thuốc An Khang, … để mua trực tiếp hay mua trên các kênh bán hàng Online như Tiki, Lazada. Sử dụng Dr.Muối để chữa nhiệt miệng nhanh khỏi và bảo vệ răng miệng ngay hôm nay.

cách trị nhiệt miệng
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên.

Bạn nên hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung Vitamin bằng các loại rau quả tươi, đặc biệt là Vitamin B1, B12. Nếu bạn thắc mắc bị nhiệt miệng nên uống gì, hãy hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ để bổ sung lượng sắt, kẽm cần thiết cho cơ thể.

Với trẻ em, bố mẹ cần hướng dẫn bé cách đúng răng đúng phương pháp, súc miệng nước muối ấm mỗi ngày. Không để trẻ thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh, sinh hoạt không theo giờ giấc.

6. Nên ăn gì và hạn chế ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Các bác sĩ khuyên rằng khi bị nhiệt miệng, bạn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Nên ăn các món luộc, hạn chế đồ chiên xào, uống nhiều nước và ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây.
  • Bổ sung các món chè từ đậu đen, đậu xanh để thanh lọc và giải độc cơ thể.
  • Tăng cường Vitamin B, C, sắt, kẽm từ thức ăn, hoặc thuốc kê theo đơn bác sĩ.
  • Làm sao để hết nhiệt miệng nhanh nhất? Nên ăn sữa chua mỗi ngày là câu trả lời, vì các vi sinh vật trong sữa chua giúp chữa lành vết loét, giảm triệu chứng đau nhức.
chữa nhiệt miệng
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B để trị nhiệt miệng.

Nếu bạn gặp tình trạng bị loét miệng gây đau đớn, hay bị nhiệt miệng nhiều lần thì cần thăm khám để điều trị dứt điểm.

Nhiệt miệng là một căn bệnh phổ biến và thường hay gặp phải. Tuy nhiên, chỉ cần mọi người hiểu rõ về nguyên nhân và diễn biến thì có thể tự mình trị nhiệt miệng tại nhà, vô cùng tiết kiệm và hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà Dr.Muối chia sẻ trên đã giúp bạn tăng thêm hiểu biết về căn bệnh nhiệt miệng này. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết kỳ sau.

Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:

Hướng Dẫn Chữa Bé Bị Viêm Họng Hiệu Quả Tại Nhà

Các tác dụng của nước súc miệng bạn nên biết

Ngậm muối có tác dụng gì?

Hướng dẫn cách trị hôi miệng bằng nước muối

Hướng dẫn cách pha nước muối để súc miệng