Viêm nướu răng là một bệnh lý khá phổ biến, dễ nhận biết qua việc bị sưng nướu răng và các cơn đau nhức xuất phát từ nướu và răng. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về viêm nướu chân răng để xử lý kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1. Viêm nướu răng là gì?
Viêm nướu răng là tình trạng nướu răng bị sưng đỏ, các mảng bám lâu ngày tại đường viền nướu bị kích phát và dễ gây chảy máu nướu răng. Nếu không điều trị kịp thời và cải thiện chăm sóc răng miệng, viêm nướu răng sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu thành viêm nha chu, thậm chí là mất răng.
2. Dấu hiệu nhận biết bị viêm nướu răng
Các dấu hiệu của bệnh nướu răng thông thường là:
- Sưng nướu răng: nướu răng sưng đỏ hơn bình thường, sưng húp hoặc mềm, có thể kèm theo đau nhức
- Răng dễ dàng bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn các loại thực phẩm cứng.
- Khi bị viêm nướu răng, màu nướu răng sẽ đổi từ hồng hào sang đỏ đậm, đỏ bầm, nâu đỏ sẫm. Lúc này còn bị đau nướu răng.
- Hơi thở có mùi hôi hơn bình thường do các vi khuẩn trú ngụ tại lâu ngày các mô nướu không được làm sạch
- Răng dài hơn: sưng nướu răng làm lợi teo rút, tụt nướu khiến răng trông dài hơn
- Viêm nướu răng làm các răng ngả ra phía trước hoặc phía sau, tăng khoảng cách giữa các răng
- Răng trở nên nhạy cảm hơn, lung lay và dễ bị sâu
- Cảm giác khó chịu, phù nề
- Chảy máu tự phát trong trường hợp bệnh viêm nướu răng nặng
- Các triệu chứng kèm theo: chán ăn, mất ngủ, sốt đột ngột,…
Bệnh viêm nướu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không gây tổn hại đến răng. Nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu – đây là giai đoạn bệnh đã chuyển biến nhanh và trở nên nguy hiểm, rất khó điều trị.
Viêm nha chu là hiện tượng xảy ra khi vùng răng nướu bị viêm nhiễm nặng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc của nha chu. Vôi răng tồn tại lâu ngày là nơi lý tưởng để vi khuẩn có hại cư ngụ, chúng sẽ xâm lấn, phá hủy nha chu và hình thành nên túi nha chu. Điều này khiến mối liên kết giữa xương ổ răng và các mô liên kết bị yếu đi, gây nên nguy cơ mất răng dù răng không bị sâu, hư.
3. Các nguyên nhân sưng nướu răng
Một vài nguyên nhân sưng nướu răng đó là:
- Vệ sinh răng miệng kém hoặc chưa đúng cách. Các mảng bám, vi khuẩn tích tụ lâu ngày thành vôi răng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh sưng nướu răng.
- Hút thuốc lá thường xuyên
- Phụ nữ mang thai, sau khi sinh hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt, dễ bị vi khuẩn tấn công khi đang có sự thay đổi về hormone và sức đề kháng yếu hơn bình thường.
- Một số căn bệnh như tiểu đường, bạch cầu, HIV… làm suy yếu hệ miễn dịch cũng góp phần giúp viêm nướu răng phát triển.
- Một số thuốc như kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… làm giảm lượng nước bọt tiết ra, cơ thể không tự làm sạch hết các vi khuẩn, ngược lại tạo điều kiện cho chúng phát triển.
- Mọc răng khôn làm sưng nướu răng và đau nhức.
- Ảnh hưởng xấu từ các bệnh răng miệng khác như sâu răng, áp xe răng…
4. Cách phòng ngừa viêm nướu răng
Những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch như AIDS, ung thư, tiểu đường, huyết áp cao sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng hơn. Do đó, nhóm người này có nguy cơ đau nướu răng, hoặc mắc viêm nướu cao hơn người khỏe mạnh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng dễ bị viêm nướu do sự thay đổi hormone nên họ cần gặp nha sĩ để kiểm tra thường xuyên.
Viêm nướu gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt ăn uống của bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn dấu hiệu của bệnh nha chu. Do đó, chúng ta nên ngăn ngừa viêm nướu từ sớm, để bảo vệ hàm răng chắc khỏe và phòng tránh căn bệnh nha chu nguy hiểm.
Sưng nướu răng phải làm sao? Sau đây là vài cách ngăn ngừa bệnh viêm nướu:
- Vệ sinh răng miệng 2 ngày/lần, hoặc sau bữa ăn 30 phút. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng, chải đủ các mặt và đủ thời gian từ 2 đến 3 phút.
- Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày.
- Chữa viêm nướu răng bằng cách nhớ lấy vôi răng định kỳ.
- Nhờ nha sĩ tư vấn cách cải thiện phương pháp chăm sóc răng miệng của bạn.
- Cai thuốc lá, thuốc lá để giữ vệ sinh răng miệng, và ngăn ngừa bệnh hôi miệng.
- Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế tình trạng khô miệng.
- Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho răng miệng như rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C.
- Thực hiện massage nướu răng mỗi ngày để giảm đau nhức và tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp việc chữa bệnh hiệu quả hơn.
Có thể thấy, phòng ngừa viêm nướu răng thật đơn giản và dễ dàng chỉ bằng việc thực hiện đúng chế độ chăm sóc răng miệng. Một trong những cách thân thiện và êm dịu nhất để giảm nguy cơ bị bệnh lý này là dùng nước súc miệng nước muối để loại bỏ các vi khuẩn. Dr.Muối đang là một trong những thương hiệu uy tín được các nha sĩ khuyên dùng.
Nước súc miệng Dr.Muối với thành phần chính là muối biển tự nhiên. Các khoáng chất thiên nhiên có sẵn như Canxi, Kali, Magie và các muối khoáng khác giúp răng chắc khỏe, hỗ trợ phục hồi tổn thương bề mặt răng. Nước tinh khiết từ các mạch nước ngầm thông qua quá trình lọc khử nghiêm ngặt trong nước súc miệng Dr. Muối giúp bạn loại sạch các vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng, ngừa viêm họng và viêm chân răng hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên từ Dr.Muối có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm nướu răng, cũng như cách chữa viêm nướu răng, phòng ngừa và chữa trị.
Mời bạn tham khảo các bài viết khác:
Tác dụng của ngậm nước muối là gì?
Hướng dẫn cách trị hôi miệng bằng nước muối
Hướng dẫn cách pha nước muối để súc miệng