Muối được xem là một trong những thành phần nấu ăn không thể thiếu trên toàn thế giới. Nếu thiếu muối, các món ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại muối đều có cấu tạo và ứng dụng giống nhau. Bạn có thể lựa chọn loại muối tùy theo nhu cầu hoặc sở thích của mình.
1. Muối là gì?
Muối là một hợp chất hóa học tồn tại dưới dạng tinh thể với sự kết hợp của các ion, phải kể đến là Na(+) và Cl(-). Đây đều là những chất quan trọng cho cơ thể, giữ chức năng chính trong việc giúp não và các dây thần kinh truyền được xung điện, từ đó giúp duy trì sự sống cho con người. Hiện nay, các loại muối hầu như được tìm thấy ở rất nhiều nơi, thu hoạch chủ yếu từ các mỏ muối và do sự bay hơi của nước biển tạo thành.
Nhìn chung, muối được con người dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là làm gia vị chế biến trong thực phẩm, giúp hương vị các món ăn thêm phần đậm đà.
Ngoài ra, loại khoáng chất này cũng được dùng để bảo quản các loại thực phẩm, ngăn ngừa vi khuẩn không tốt phát triển. Tuy nhiên, nếu dùng muối với hàm lượng lớn sẽ gây ra một số vấn đề có hại cho sức khỏe, điển hình là làm tăng huyết áp.
Trong chế độ ăn uống của các nước phương Tây, phần lớn lượng natri được đến từ các thực phẩm đã chế biến sẵn. Vì vậy, nếu khẩu phần ăn của bạn chủ yếu là từ các thực phẩm chưa chế biến, vẫn còn nguyên chất thì bạn không cần phải quan tâm nhiều đến việc bỏ thêm muối vào thức ăn.
2. Phân biệt 13 loại muối các chị em nên biết
2.1 Muối biển
Khi nước biển bay hơi, các tinh thể muối sẽ kết tinh lại và tạo thành muối biển. Ngoài Natri và Clo, muối biển còn chứa thêm nhiều nguyên tố vi lượng khác. Tạp chất trong muối biển càng nhiều, độ dinh dưỡng của muối càng cao và màu càng sẫm.
Tuy nhiên, trong điều kiện ô nhiễm môi trường biển hiện nay, muối biển tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe do nồng độ của các hạt vi nhựa (microplastic), kim loại nặng như chì, kẽm tăng cao.
Thông thường, muối biển sẽ có vị mặn, đậm đà hơn so với các loại muối ăn khác. Nồng độ của các loại tạp chất và các yếu tố vi lượng có tính quyết định đến độ mặn của muối biển.
2.2 Muối i ốt
Đây là loại muối được sử dụng phổ biến do Bộ Y tế khuyên dùng. Ngoài các khoáng chất chủ yếu, loại muối này còn được bổ sung thêm một thành phần rất quan trọng là i ốt. I ốt có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến giáp, sự phát triển của não bộ… Do đó, nó là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình bạn.
2.3 Muối tinh
Muối tinh là loại muối được tinh chế từ muối thô, các thành phần tạp chất được loại bỏ để đảm bảo độ tinh khiết trong muối từ 97% đến 99% với thành phần chủ yếu là NaCl. Muối này có độ trắng cao, mịn và có độ mặn hơn so với những loại muối khác.
Muối tinh có kích thước rất nhỏ nên rất dễ dàng để trộn i ốt vào. Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn trộn chất chống vón cục (Anti caking agent) vào loại muối này.
2.4 Muối ăn (Kosher Salt)
Người Do Thái thường dùng loại muối này để tẩm ướp thịt heo. Muối Kosher Salt có nguồn gốc từ biển hoặc từ đất, có khả năng hòa tan rất tốt. Hơn nữa, loại muối này có vị mặn tương đối, không mặn chát như những loại muối khác nên rất phù hợp để làm gia vị.
2.5 Muối xám (Sel Gris)
Muối xám có màu xám đặc trưng, được khai thác từ biển cả. Loại muối này nằm ở dưới đáy của hồ làm muối nên có hàm lượng các chất khoáng cao từ quá trình lắng đọng tự nhiên. Muối xám có kích thước lớn, hạt thô, thường dùng để tẩm ướp các loại thịt nhiều mỡ hay rau củ nướng.
2.6 Muối hột ( Gros Sel)
Đây là loại muối được dùng rất phổ biến hiện nay. Muối này có màu trắng, hạt to nên lâu tan trong nước. Muối hột có độ mặn cao và thường lẫn nhiều tạp chất. Do đó, loại muối này thường dùng để rửa các loại rau củ, thịt cá.
2.7 Muối mảnh (Flake salt)
Muối mảnh có nguồn gốc từ nước biển như rất đặc biệt so với các loại muối khác nhờ vào quá trình đun sôi hoặc bay hơi, làm biến đổi cấu trúc tinh thể của nó. Muối mảnh có hình đa diện, rất mỏng và dẹt.
Độ mặn cũng như hàm lượng các vi chất trong muối mảnh thấp hơn hẳn những loại muối khác. Người ta dùng muối này để trộn các món salad, khi ăn các mảnh muốn giòn giòn, hơi mặn trên đầu lưỡi rất kích thích.
2.8 Muối hoa (Fleur de Sel)
Có thể nói muối hoa là loại muối có giá thành cao nhất trong các loại muối phổ biến hiện nay bởi quá trình khai thác rất kỳ công, sản lượng lại thấp. Muối hoa là muối kết tinh nằm ở lớp trên cùng của hồ muối, có vị mặn rất dịu nhẹ. Muối này có nguồn gốc từ Pháp, phù hợp để làm gia vị chế biến mọi loại thức ăn.
2.9 Muối biển Hawaii
Muối biển Hawaii là loại muối hữu cơ có màu đỏ hoặc đen, hạt muối tương đối nhỏ, thô. Những loại muối màu đỏ sẽ có chứa oxit sắt tự nhiên Alaea, có nguồn gốc từ đất sét núi lửa. Còn những loại muối màu đen do có chứa than hoạt tính trong nó. Mùi vị của loại muối này rất đặc trưng, chứa nhiều yếu tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.
2.10 Muối hun khói
Muối trải qua quá trình hun khói từ các loại gỗ như sồi, hồ đào cháy chậm được gọi là muối hun khói. Muối này có mùi khói rất đặc trưng, được dùng để tẩm ướp cho các loại thịt nướng, rau củ nướng.
2.11 Muối tẩm ướp, muối trộn
Loại muối này ngoài thành phần chính là muối còn được tẩm ướp, trộn thêm một số gia vị khác, có cả nấm, chanh và các loại thảo mộc. Tùy vào thành phần được trộn vào để quyết định hương vị của muối cũng như biết nó phù hợp với món ăn nào. Ví dụ như muối trộn nấm Truffle phù hợp với món cơm Ý chẳng hạn.
2.12 Muối đá Himalaya
Một trong các loại muối khá nổi tiếng hiện nay đó là Muối đá Himalaya. Đây là loại muối được khai thác thủ công, rất giàu khoáng chất, được sử dụng phổ biến trong điều trị y khoa. Đây là loại muối rất đặc biệt nhờ có cấu tạo như những phiến đá, thường dùng làm thớt hoặc khay để thức ăn.
Nó có khả năng giữ nhiệt tốt nên có thể dùng để nướng thức ăn hoặc đựng kem. Ngoài ra, loại muối đá này cũng có thể dùng nêm nếm, tẩm ướp thức ăn, trang trí…
2.13 Muối Celtic
Muối Celtic có nguồn gốc từ Pháp, do sự bay hơi nước biển tạo thành. Khác với muối biển, muối Celtic còn có chứa một lượng nước trong nó nên luôn ẩm ướt, có màu xám đặc trưng. Nồng độ natri và các chất khoáng có trong loại muối này thấp hơn so với nhiều loại muối khác.
3. Sự khác biệt về hương vị
Các loại muối khác nhau có hương vị khác nhau, đầu bếp và những người sành ăn sẽ dễ dàng nhận ra điều này. Ngoài thành phần cấu tạo, kích thước và màu sắc của hạt muối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của nó. Thông thường, những hạt muối lớn sẽ có vị mặn hơn, khả năng hòa tan chậm hơn nên thời gian lưu lại vị mặn trên đầu lưỡi sẽ lâu hơn.
4. Các thành phần khoáng chất nổi bật của một số loại muối
Trong muối có các thành phần quan trọng phải kể đến như NatrI clorua, Magie clorua, Canxi clorua, Kali clorua. Tùy theo từng loại muối hay cách điều chế khác nhau, hàm lượng của các khoáng chất sẽ có sự chênh lệch.
Theo bảng thành phần, có thể thấy muối Celtic có chứa Natri ít nhất, ngược lại lượng Magie và Canxi có c tỷ lệ nhiều nhất so với các loại muối khác. Muối Himalaya chỉ chứa một ít Kali.
Ngoài ra, những chỉ số nêu trên cũng có một ý nghĩa nhất định, ví dụ trong muối Celtic có 0,3% Magie, điều này có nghĩa là bạn cần nạp tối thiểu 100gr muối để đạt RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày).
Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các bác sĩ thì bạn cũng không nên dựa hoàn toàn vào bảng chỉ số này, mà lại bỏ qua các loại muối khác ít khoáng chất hơn khi chọn mua. Trên thực tế, lượng khoáng chất này chỉ cung cấp một lượng không mấy đáng kể so với lượng khoáng chất mà bạn hấp thụ được từ thực phẩm.
5. Loại muối nào tốt cho sức khỏe nhất?
Muối có rất nhiều loại nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra loại muối nào tốt nhất cho sức khỏe. Các thành phần của muối khi đưa vào cơ thể chỉ được hấp thu một phần rất nhỏ so với các thực phẩm khác.
Khi chọn muối để làm gia vị hàng ngày hay sử dụng với những mục đích khác, bạn nên quan tâm đến các thành phần phụ gia, các chất chống kết tủa mà nhà sản xuất thêm vào. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi bạn muốn mua các chế phẩm từ muối như nước súc miệng chẳng hạn.
Khi lựa chọn muối, bạn nên tránh các loại muối có chứa quá nhiều chất phụ gia, hoặc các chất chống kết tủa (các loại này thường được nhà sản xuất thêm vào trong quá trình chế biến).
Một điều quan trọng mà bạn phải nhớ rằng, mục đích chính của việc dùng muối là giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn, chứ nó không phải là một phương thuốc “thần thánh” có thể giúp cải thiện sức khỏe.
Qua bài viết nêu trên của Dr.Muối, hi vọng các bạn đã phân biệt được các loại muối phổ biến cùng công dụng riêng biệt của chúng.
Hiện nay, muối không chỉ được ứng dụng nhiều trong thực phẩm mà còn có thể làm thành các sản phẩm phục vụ đa dạng nhu cầu đời sống. Trong đó, muối biển với đặc tính chứa nhiều khoáng chất tốt, có tác dụng sát khuẩn cao đã được nhiều công ty ứng dụng làm nước muối súc miệng.
Nước súc miệng Dr.Muối được làm từ muối biển tự nhiên có sẵn khoáng chất như: Ca, Mg, K…tốt cho răng miệng với sự tinh khiết của nước từ các mạch nước ngầm rất sâu đã được xử lý bằng quy trình lọc nước nghiêm ngặt. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại đây.
Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:
Tìm Hiểu Quy Trình Làm Muối Từ Nước Biển Độc Đáo Tại Các Tỉnh
16 Công Dụng Của Muối Biển Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
Công Thức Hóa Học Của Muối Ăn, Muối Hóa Học Là Gì?
Tác Dụng Của Muối Ăn Tới Sức Khỏe Mà Ít Người Biết Đến
Lưu ý khi dùng nước súc miệng sát trùng
Hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng
Hướng dẫn cách pha nước muối